Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH AN NGHỈ BÊN SỨ THẦN GIANG VĂN MINH
Thuyết minh Phim

Sớm ngày 05/1/2020, nhằm ngày 11 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, gia đình và các thân hữu của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã đưa ngọc cốt của Cụ từ Hà Nội về an táng tại nghĩa trang xứ đồng Gò Đõng, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây…

Đó là thực hiện đúng lời dặn của Cụ: Không chôn cất Cụ ở nghĩa trang Mai Dịch, mà an táng Cụ tại nghĩa trang Nhân dân, rồi dưa mộ cụ bà từ Mai dịch về cùng.

Cơ duyên linh diệu làm sao, nơi an nghỉ của Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh 13 năm kiên cường tại Trung quốc, lại nằm bên Sứ thần Giang Văn Minh, người thà chết chứ không chịu nhục mệnh vua…

Ngọc cốt của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh được đưa qua Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh, chào vị Sứ thần lừng danh Đại Việt…

Trước khi tiến hành Lễ an táng Cụ Vĩnh, con cháu Cụ cùng các bằng hữu đã dâng hương tại Lăng mộ Sứ thần Giang Văn Minh.

Nhiều nhân sĩ, trí thức có mặt trong buổi lễ: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS Chu Hảo, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi, TS. Phạm Gia Minh, TS Phan Xuân Đại, Ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng), ông Nguyễn Quang Khuê, Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, Nhà báo Lê Dũng, TS Nguyễn Xuân Diện, TS Phùng Văn Duân, TS Mạc Văn Trang... cùng nhiều gương mặt trẻ mến mộ Cụ…

Cụ Nguyễn Khắc Mai khấn cầu anh linh Thám Hoa Giang Văn Minh…

TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện giải thích câu đối trên Lăng mộ Tám hoa Giang Văn Minh…

Lễ an táng ngọc cốt của Lão tướng kỳ cự, nhà Ngoại giao kiệt xuất Nguyễn Trọng Vĩnh đã được tiến hành trọng thể…

Vậy là Cổ ấp Đường Lâm, nơi an nghỉ của hai sứ thần Đại Việt đi sứ Bắc triều, cách nhau gần 300 năm, mà cùng nêu tấm gương Trí, Dũng cao cả, vì danh dự dân tộc, không khuất phục cường quyền…

Nơi đây đã trở thảnh mảnh đất Thiêng. Mỗi người Việt đến viếng mộ hai Ngài sứ thần, lặng thầm suy ngẫm, sẽ như được tiếp thêm sức mạnh của lòng yêu nước, tự cường dân tộc…
  https://www.youtube.com/watch?v=MvkQ4Ok-yao&feature=youtu.be&fbclid=IwAR08K2CqKCmmyHGYy5U3KykWeJLbHV8AARQ0h55tc3Ij9GedWrz7m8lydr0

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM

Lên tiếng về dự án Cao tốc Bắc – Nam


Nguyễn Trọng Vĩnh
Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn còn trăn trở với hiện tình đất nước
Năm nay tôi đã 104 tuổi. Theo quy luật thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng kém. Tuy vậy, có những việc hễ nhắc đến là cái đầu óc đã bắt đầu lẫn cẫn của tôi lại nhạy bén, tỉnh táo lên ngay.
Hôm nay, mấy anh chị em đến chơi, có nói cho tôi biết tin về đại dự án đường cao tốc Bắc – Nam, là một đại dự án có liên quan đến vận mệnh quốc gia và tiêu tốn đến con số chục tỷ đô la Mỹ. Lại nghe nói có nguy cơ rơi vào tay một tập đoàn lớn của Trung Quốc, tôi rất bức xúc.
Trước đây, trong cuốn sách “Phải trái sự đời” của mình, tôi đã viết hơn 50 bài vạch rõ các âm mưu xâm lược mềm của tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc với nước ta, cả ý kiến về biện pháp, sách lược để hóa giải nguy cơ xâm lược mềm của họ. Cụ thể trong bài viết “Việc hôm nay báo động hiểm họa” (tháng 3 – 2015), tôi đã nói rõ các hiểm họa Trung Quốc vào “làm kinh tế” ở VN. Khi đó mới có những dự án như Bauxite Tây Nguyên, trồng rừng biên giới, các nhà máy của Trung Quốc vừa vay vốn vừa dùng công nghệ lạc hậu của họ. Nay đường cao tốc Bắc – Nam dài hàng ngàn cây số mà lại định cho Trung Quốc làm thì nguy cơ còn lớn gấp trăm lần. So sánh với chục cây số đường săt trên cao ở Hà Nội thì càng rõ.
Vay tiền của Trung Quốc và để Trung Quốc vào làm đường cao tốc Bắc – Nam thì đại đa số người dân không đồng tình, do đó phải suy nghĩ lại. Thời gian kéo dài, sử dụng một lượng nhân lực lớn rải khắp mặt tiền của nước ta, vậy nghĩa là gì? Sẽ có biết bao nhiêu người Trung Quốc cả có phép lẫn không phép, cả dân sự lẫn quân đội trà trộn vào?
Phía Việt Nam đã từng kí bao nhiêu hợp đồng lỏng lẻo, dại dột với Trung Quốc để cho họ tự tung tự tác lấn át chủ quyền của ta rồi?
Đã từng làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi xin hỏi các tướng lĩnh, chỉ huy lãnh đạo Quân đội, đã am hiểu cả về chiến lược chiến thuật, các vị nghĩ sao? Chẳng lẽ không chút lo lắng, không nhận thấy hiểm họa đối với an ninh quốc phòng nếu để Trung Quốc làm đường Bắc – Nam và vay vốn Trung Quốc ư?
Tôi tha thiết mong các cựu chiến binh lão luyện trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hãy quan tâm và nêu ra ý kiến về nguy cơ này. Đừng thờ ơ!

Tác phẩm "Thơ thẩn..."


Được nghỉ hưu rồi cũng thảnh thơi
Học đòi thơ thẩn cốt mua vui,
Dở hay chẳng ngại ai chê trách
Thể dục để cho não khỏi lười.

Chương II tác phảm "Kể lại cuộc đời"

(Tiếp chương II)



Lúc tôi đến Đắc-lây thì ở đó mới lập ra khu trại có lính gác, rào thép gai, có hào cm chông và nhiều chòi canh. Trong tri đã có 15 anh em bị bắt ở các nơi đưa về. Lúc đó, phát xít Đức đang chuẩn bị đánh Pháp, bn cầm quyền ở Việt Nam lo sợ cách mạng của ta sẽ nhân cơ hi này mà hoạt đng mnh hơn nên chúng phải bt cả những người tình nghi và tập trung lại một nơi để rnh tay đối phó sự nguy him ở chính quốc. Bọn chúng gọi cái việc bắt tập trung chúng tôi đi biệt xứ đó là đi “an trí. Vì vậy, ở nhà đày này, chúng tôi không đến nỗi bị tra tấn, ngược đãi gì lắm; chỉ phải tội bị đưa đến những nơi nổi tiếng rừng thiêng nước độc, dễ bị chết dần chết mòn vì không quen thung thổ và bệnh sốt rét không đủ thuốc chữa. Lúc đó, trong c nước, ngoài cái trại tôi bị giam ở Đắc-lây thuộc tỉnh Kon-tum này, còn có các trại tương tự như “căng” Bắc Mê (Hà Giang), căng Bá Vân (Thái Nguyên), căngLi Hi (Thừa Thiên - Huế), toàn nơi rừng rậm núi cao.

Tôi được phát ba bộ quần áo ka-ki, ba chiếc chăn chiên (như những anh em bị bắt khác) trên đường giải đi Kon-tum. Đến trại Đắc-lây được một thời gian thì không bị nhốt trong nhà nữa, được ra làm vườn bên ngoài trại, có lính canh đi theo. Chế độ ăn theo quy đnh, mi người mỗi ngày được 1.000g gạo, 300g thịt, 300g rau, mắm, muối tiêu khoảng 15g. Có đủ điều kiện trồng thêm rau, nuôi gà, nuôi lợn, nhất là sau khi số người bị dày lên đến con số 90. Chúng tôi tổ chức đời sống khá tươm tất. Mỗi tuần lễ, mỗi mâm sáu người được ăn một con gà quay, mỗi tháng được ăn một con lợn sữa quay.

Ở Đắc-lay khoảng 5 tháng thì trại chuyển đến Đắc-tô cho tiện đường vận chuyển. Tình hình quản lý giam giữ vẫn như ở Đắc-lây, song số người bị giam đã lên đến một trăm vì có một số anh em mãn hạn tù ở nhà tù như Ban-mê-thuột, Côn Đảo... nhưng bọn Pháp không cho về quê mà đưa đến Đắc-tô để giam giữ tiếp. Trong số đó tôi nhớ có các anh Hoàng Anh, Nguyễn Duy Trinh, Huỳnh Ngọc Huệ, Tố Hữu, Lê Văn Hiến, Chu Huy Mân...

Lúc đó, những nơi như Đắc-lây, Đắc-tô còn hoang sơ lắm. Núi rừng thì rậm rạp vô kể, đời sống của ngưoi dân địa phương thì cực kỳ lạc hậu. Trên rừng nhiều sản vật quý hầu như chưa ai khai thác. Chúng tôi được nếm khá nhiều loại tht thú rừng: hươu, nai, lợn lòi... (Tên Tây đồn cho lính vào rừng săn lợn lòi lấy thịt để thế vào số thịt phải mua để cấp cho tù, vậy là nó bỏ túi được số tiền mua thịt). Có lần vào rừng còn thấy cả con hổ bị đánh thuốc độc chết nhưng anh em không dám ăn thịt. Trong rừng gỗ quý như lim, g, lát, trắc... anh em tha hồ lấy về làm đồ dùng vt, thậm chí còn lấy cả gỗ trắc về đẽo guốc nữa. Đồng bào dân tộc ở vùng chúng tôi ở lúc đó còn vng và cuộc sống mọi người rất đơn sơ mông muội. Nhiều người đi lính cho Tây cũng chỉ cốt để kiếm kế sinh nhai, đa phần chưa giác ngộ gì về đất nước, chưa biết Tây là kẻ thù cướp nước. Lúc đó ngay chúng tôi cũng gọi người dân tộc làmọi”, bình lính người dân tộc là lính mọi. (Còn nhớ một chuyện buồn cười, đó là chuyện đồng chí Chu Huy Mân học viết câu và chính tả do tôi dạy. Anh Mân là cố nông biết chữ qua loa, vào tù học tiếp, khi viết anh chưa phân biệt đượcmuỗi và “mi", có câu “văn anh viết: “Ngoài bờ suối có rất nhiều mọi, anh em bắt bẻ, hỏimọi đâu mà chẳng thấy người nào? Anh phải giải thích: “mọi ở bờ suối đó, hắn bay vo ve, hn đút cho sốt rét đó. Lúc đó mọi người mới hiểu ra là anh nói về con muỗi!). Có bận (khi còn ở Đắc-lấy), chúng tôi đi xuống một buôn làng tên là Đắc-bla để làm quen với dần (vẫn còn lính đi kèm), tôi thấy một bà già đang làm rượu cần. Bà tãi xôi nếp ra một cái nia trông cáu bn lắm, ri bà bỏ men rượu vào miệng nhai nát và nh ra, trộn với xôi… Quả là khiếp, nhưng lần sau lại xuống, bà con đem rượu cần ra mời, vẫn phải cố mà uống.

Còn những người lính mi, họ ngây thơ vô cùng. Bình thường họ rất hiền lành và dễ thương, chúng tôi cũng đã tranh thủ được cảm tình của họ và giúp đỡ họ nhiều việc, để dễ bề đi lại, để dễ bể che mất bọn Tây mà chuẩn bị cho anh em trốn trại. Mỗi lần có tù trốn hoặc mỗi lần tổ chức đấu tranh với Tây đồn, bọn Tây cho lính dùng báng súng và gây đánh chúng tôi như mưa, mấy người lính mà hàng ngày đã “thân với chúng tôi li càng đánh chúng tôi nhiều hơn. Khi đi làm, chúng tôi hỏi họ tại sao lại đánh đau thế, đánh nhiều thế? Thì họ nói: “Ông quan cho đánh mà!Hỏi tại sao ngày thường giúp nhau nhiều, thân nhau thế mà lại đánh nhiều hơn? Trả lời: Quen thân đánh nó mới không giận (!?) Trong trại còn có một anh y tá cũng là “mọi, tiếng là y tá nhưng quả thật trình độ và tay nghề đu quá kém, anh em phải đề nghị Tây đồn giao thuốc cho tù tự quản lý và chữa trị cho nhau. Có anh Hoàng Tường biết về thuốc, đã nhận làm việc này; tôi được làm phụ cho anh Tường. Sau đó, anh được tha trước, tôi lên thay anh. Suốt thời gian ở tù, tôi nhớ đã từng tiêm đến 3.000 mũi cho anh em mà không có tai biến gì. (Khi chính mình ốm sốt rét thì chẳng ai tiêm cho, phải tự tiêm lấy, mà lại tiêm ven mới khó chứ).

Trong trại tuy ăn uống có dồi dào như đã nói trên kia, nhưng nhiều khi không ăn được vì sốt rét. Có khi cả trại đều sốt nằm rạp cả một lượt, chỉ có anh Lê Văn Hiến là còn ngồi được, vì anh vốn là nhà thể thao và lại có được cái màn gia đình gửi cho tránh muỗi. Anh em có nhiều người bị sốt rét ác tính, như anh Hán, sốt đến đái ra máu mà chết. Tôi và anh Ngô Văn Kiếm cùng bị sốt rét ác tính nặng. Anh Kiếm nổi điên nhảy tử tung cả lên, nhưng may sao sau đó lại khỏi được. Tôi thì hôn mê sâu, nằm ly bì. Anh em c người chăm sóc rất cẩn thân, hai người ngồi hai bên canh chừng, thỉnh thoảng giúp trở mình và đổ nước cho uống, cứ hai tiếng đồng hồ lại đổi kíp 2 ngưi khác. Thuốc rất hiếm. Tôi đã có lúc gần tắt hơi, mắt thì trn ngược lên rồi, anh em đã đóng quan tài bằng ống tre lồ ô, hễ sợi bông ở mũi mà không lung lay nữa là đem chôn. Tôi chợt tỉnh dậy, kêu: “Ối giời ôi, đau quá! Tôi ngủ được mấy tiếng rồi?. Mọi người nói đã ba ngày ba đêm. Thế nghĩa là tôi đã bị Diêm Vương chê, đui về dương gian đấy!

Trong trại tù, anh em sống rất có tổ chức, đã cử ra một Ban Trật tự, có người đại diện đứng ra giao dịch với Tây đồn và mở cả lớp huấn luyện chính trị, văn hoá (như anh Nguyễn Duy Trinh dậy lý luận). Trong nhà giam có ông Tú Hiếu người Quảng Trị (có họ với chị Diệu Muội vợ anh Lê Chưởng) kiếm được một cuốn sách chữ nho, thế là nhiều anh em xúm vào học, tôi cũng học thêm được một ít chữ nho nữa. Còn có Ban Nhà bếp, mỗi phiên cử bốn người nấu cơm làm thức ăn trong một thời gian khá lâu. Có Ban Làm dụng c, chúng tôi đã đấu tranh đòi được một cái bễ lò rèn, rèn các công cụ phục vụ cho đời sống; chúng tôi đóng được cả chiếc máy ép bùn bng gỗ trắc nữa...

Trong trại có rất nhiều anh em có tay nghề, làm được rất nhiều đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Có người dạy nghề đan mây, tôi cũng học đan được một chiếc va ly bằng mây để chuẩn bị cho khi ra tù. Anh em còn dạy nhau làm được cả bàn chải đánh răng và các đồ mỹ nghệ bằng sừng trâu, tôi cũng khá khéo tay, làm được quản bút bằng sừng khá bóng đẹp bán được những một đồng bạc Đông Dương cho Tây đồn. Có anh em biết nghề thợ may, sửa quần áo tù thành quần áodiện như ngoài phố. Tôi cũng học may và cũng khâu được đẹp như máy. Những ngày Tết, trong tri đều tổ chức ăn Tết rất rôm r, có liên hoan văn nghệ và cỗ Tết hẳn hỏi. Cỗ Tết nấu rất ngon, giò nem ninh mọc chẳng kém gì ai, lại có món bánh bằng bột hoàng tinh ăn ngon như bánh thánh. Tiết mục diễn kịch mới thật đáng nói. Vở kinh do anh Hà Thế Hạnh sáng tác kiêm đạo diễn, kiêm diễn viên. Tôi được phân công trang trí sân khấu, vải làm phông màn thì gửi tiền cho chinh bọn nhà đồng mua hộ. Tôi còn được sắm một vai con gái, quần áo mượn của vợ Tây đồn (là người Việt). Lại lấy quả bóng ct làm đôi độn vào ngực, rất là ra dáng. Vợ chng Tây đồn xuống xem, cũng phải khen giống y như con gái.

Trong trại tù ngoài cái lần xuýt chết vì sốt rét, còn một lần nữa tôi lại sống vì sốt rét. Số là, sáng hôm đó lẽ ra đến phiên tôi đi đô thùng xia cùng với anh Trần Hải Kế (theo sự phân công của Ban Trật tự nội bộ - do anh em bầu ra – cứ mỗi tuần lễ ct cử hai người, hàng ngày khiêng thùng xia đi đổ rồi rửa sạch mang về), nhưng tôi lại lên cơn sốt, anh Lê Văn Hiến (là người phụ trách Ban trật t nội bộ, đồng thời là người đại diện giao dịch với Tây đồn, vì anh giỏi tiếng Pháp) mới cử anh Thái Văn Tam đi khiêng thay tôi. Khoảng chín giờ rười sáng thì nghe thấy có tiếng súng nổ, lính chạy về báo với Tây đồn là có hai tù trốn lúc đi đổ thùng, đã bắn chết. Như vậy là anh Thái Văn Tam đã thế mng tôi. Ngay lập tức, anh em trong tri tổ chức tuyệt thực để phân đối hành động dã man đó, đòi trừng trị những kẻ chủ mưu. Cuộc tuyệt thực kéo dài khoảng một tuần lễ, mới đầu thì thấy rất khó chịu, đói cổn cào trong ruột, nhưng đến ngày thứ tư thì chỉ thấy mệt, không thấy đói nữa. Chúng tôi tuyệt thực được vài ngày thi Tây đồn xua linh xuống đánh túi bụi, tôi và anh Lê Văn Hiến bị đánh nhiều hơn cả (chỉ vì thân với một số lính người dân tộc như đã nói trên). Bị đánh nhưng chúng tôi cũng không bỏ cuộc, đến ngày thứ bảy thì có chỉ thị của Khâm sử Trung Kỳ đưa xuống, hứa với anh em ta là sẽ không để xảy ra những việc như thế nữa, hứa sẽ trừng trị những ngưi gây ra việc đó, Cuộc tuyệt thực coi như đã được thắng lợi và kết thúc. Sau bảy ngày nhịn đói, tôi và đồng chí Cương (người Diễn Châu) vẫn còn xung phong ra sui gánh nước về để nấu cháo cho anh em ăn. Về sau mới biết bọn thực dân Pháp có chủ trương bắn đi mỗi nhà tù vài ba người để khủng bố tinh thần anh em. (Ở trại Li Hi, Ban-mê-thuột... cũng đều có hiện tượng như vậy.)

Nhưng việc khủng bố đó của thực dân Pháp vẫn không đe dọa được anh em tù, chúng tôi vẫn tổ chức vượt ngục. Một lần vào đầu năm 1942, chúng tôi bố trí cho mấy anh Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Tố Hữu, Hà Thế Hạnh, Huỳnh Ngọc Huệ trốn trại. Ngày thường đã có kế hoạch dành bánh khảo cho anh em ăn đường. Khi họ ra khỏi trại, tôi bố trí một số hình nộm người để trên giường đắp chăn trùm đầu giả sốt rét. Lính mọi vào kiểm tra thấy đủ “đầu người rồi là thôi. Chừng độ mấy hôm sau, ước tính là anh em đã đi được xa rồi, anh Lê Văn Hiến mới phát giácviệc tù trốn và đi báo cáo với quan đồn. Bn chúng sức cho dân chúng và lính đi tìm, còn ra lệnh hễ bắt được tù trốn thì chặt một cánh tay. Nhưng thực tế không ai bị chặt tay cả. Chỉ anh Hà Thế Hạnh đã bị bắt ở Quy Nhơn và bị đưa trở lại trại.

Ở trại giam mấy năm trời, tôi chng được ai là người thân đến thăm hỏi, thư từ cũng rất hiếm. Chỉ có hồi lên Đắc-tô được một năm, tôi nhận được một lá thư nhà gửi lên, báo tin ông bác Cử mất, rồi bố tôi mất. Trong thư còn nói chuyện chú Nhàn em út tôi lúc đó mới 5 tuổi, cứ hay hỏi: “Chứ anh Vĩnh đi mô rồi m?. Cũng có tin anh Thọ tôi thất nghiệp ở Hà Nội trở về quê đi dạy chữ quốc ngữ cho trẻ con làng Phương. Anh đã lấy một người vợ mới là chị Xếp. (Anh lận đận về đường vợ con, hai người vợ trước đều mất; nay chị Xếp chồng đi lính ngy chết, chị giả vờ đến xin học và cố tán tỉnh để lấy anh Thọ).

Khoảng cuối tháng 2 - 1945, tự nhiên bọn quan đồn thả ba người tù gồm có tôi, anh Nguyễn Trường Châu và một anh nữa, tôi không nhớ tên. Thế là kết thúc 5 năm “an trí của tôi ở nhà tù Kon-tum. Có thể nói, 5 năm ở tù, tôi thấy mình trưởng thành hơn hẳn, trình độ chính trị được nâng lên, văn hoá nâng lên và biết thêm được nhiều việc, nhiều ngh. Đúng là những ngưi cng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học có giá trị như một trường Bách nghệ” thời bấy giờ.

Tôi không hiểu tại sao khi thả chúng tôi, bọn để quốc lại phải cho lính dẫn đi qua từng nhà tù như ở Kon-tum, Quy Nhơn và các nhà tù đa phương khác, có nơi chúng bắt ở lại vài ngày rồi mới dẫn đi tiếp. Ra đến nhà lao Huế, nghỉ lại một đêm, đêm sau (ngày 9 tháng 3 năm 1945) chợt nghe tiếng súng nổ ầm ầm. Hoá ra Nhật đã đảo chính Pháp, bắn vào đồn Mang Cá. Một ngày sau thấy lính Nhật vào tiếp quản nhà lao Thừa Phủ. Lúc đó tôi giật mình, chợt nghĩ: bọn Nhật rất ghét cộng sản, nếu nó phát hiện ra mình là tù cộng sản thì nguy với nó, liền bàn với mấy anh tìm cách chuồn cho sớm. Mấy anh có gia đình ở Huế thì nhắn người nhà vào bảo lãnh cho về. Tôi sực nhớ có bà Mây vẫn còn kinh doanh hoa ở Huế, mới gửi thư ra nhắn bà Mây vào đón cho về (thư gửi người nhà các anh em bạn tù đến thăm). Bà Mây đã đồng ý đón tôi về, cho ở nhà trồng hoa... Trong khi đó, tôi tranh thủ tìm gặp được mấy anh em mình ở Đăk-tô về bàn nhau tiếp tục hoạt động. Lúc đó Nhật đã lập đưc nội các Trần Trọng Kim rồi, anh em bàn chia nhau đi tìm anh Tôn Quang Phiệt (anh Phiệt là nhân vật có tiếng tăm ở Huế và là một nhà hoạt động từ thời Thanh niên cách mạng đồng chí hội) để vận động anh đứng ra kêu gọi Chính phủ Trần Trọng Kim thả nốt các anh em đang bị giam ở Đắc-tô. Lấy lý do là: Chính phủ mới nên tha những ngưi đó, vì họ là những người chưa có án, hoặc đã mãn hạn tù. Ít ngày sau, cuộc vận động có kết quả, trại Đắc-tô giải tán, anh em tù được giải phóng hết. Tôi cũng gặp lại anh Huỳnh Ngọc Huệ đã vượt ngục từ trước. Chúng tôi cùng nhau tập hợp tổ chức được cuộc mít-tinh ở chùa Thiên Mụ, tuyên truyền giải thích chủ trương chính sách của Việt Minh, kêu gọi đồng bào tham gia Việt Minh.

Khoảng đầu tháng 7 năm 1945, tôi nói với bà Mây xin về thăm gia đình ở quê. Bà Mây đồng ý, cho ít tiền và quà Huế (kẹo mè xửng, cá mực khô) đem về. Về đến nhà, lúc đó chỉ còn bà dì, vợ chồng anh Thọ và chú em Nhàn. Ở nhà đã làm được một gian nhà tranh vách đất nhỏ trên nền cũ của gia đình. Tôi cũng đã đi thăm hỏi bà con anh em ở quê nữa. Sau đó tôi nghĩ, trước kia mình đã hoạt động ở địa bàn Hà Nội, nay về Hà Nội đi tìm Đảng. Để có chỗ ăn ở, tôi phải tìm về nhà ông Đòng (cha mẹ nuôi cũ), lại xin ăn do làm giúp. Gia đình họ cũng biết tôi đi tù về nhưng vẫn chưa chấp.

Ra đến Hà Nội, việc đầu tiên là tôi tìm đến anh Phạm Ngọc Mậu bạn thợ in cũ hỏi về tin tức của An, mới biết An bị giam ở Hỏa Lò. Tôi mua bánh vào Hỏa Lò thăm. Cuộc gặp nhau ngăn ngủi sao mà xúc động bùi ngùi!

Chương II tác phảm "Kể lại cuộc đời"

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ TÙ ĐÂY

Nghĩ đến non sông đất nước và trách nhiệm làm trai thì như vậy, nhưng cuộc sống thường nhật không phải lúc nào cũng thực hiện ngay được những điều mình mong ước, để thực hiện ý tưởng hi sinh cho đất nước. Miếng cơm manh áo đang hối thúc tôi phải đi tìm công ăn việc làm ở đất Hà Nội. Bố tôi có quen một ông đốc-tờ tên là Pát-xcan, định xin cho tôi vào chỗ ông phụ việc làm thuốc, nhưng không được. Sau bố đưa tôi xuống Hải Phòng để xin đội xi măng cho nhà máy, cũng không xin được. Lúc đó anh Th tôi đang làm ở mỏ than Mo Khê, bố đưa tôi xuống, nhưng vẫn không xin được việc. Đành phải quay về Hà Nội, đến nhà ông Đòng bố mẹ nuôi ở làng Hữu Tip để ăn đo làm giúp. Lần này ở nhà ông Đòng có khác lần trước, tôi không còn là đứa con nuôi làm đủ các việc hầm bà làng nữa, hàng ngày tôi chỉ việc đạp xe đi các vưn cắt hoa rồi cho đến cửa hàng cho bà Mây bán. Việc chính của tôi là đi giao dịch và đặt hoa vòng. Việc cơm nước giặt giũ đã có một cô con nuôi khác là cô Thơm làm, vì cùng chung cảnh ngộ nên tôi với cô Thơm thân nhau coi nhau như anh em. (Mãi sau này khi tôi đã trở thành một cán bộ của Cách mạng, Pháp chiếm Hà Nội, cơ quan rút lên Việt Bắc, một bộ phận dân cũng tản cư lên trong đó có gia đình bà Mây và cô Thơm, bà Mây một dạo làm cấp dưỡng cho Cục Tổ chức và cô Thơm lại giúp nuôi Minh Phương, con gái thứ hai của tôi).

Dạo đó, bà Mây đưa tôi vào Huế để trông nom việc buôn bán ở cửa hàng mới mở và khu vưn nơi bà thuê để trồng hoa. Vào khoảng năm 1936,quê viết thư ra cho biết tình hình nhà quá túng qun; không đừng được, tôi phải lén lấy bớt của bà Mây mấy đồng gửi cho bố để gỡ bớt khó khăn. Chẳng may ông bố lại gửi thư ra Hà Nội cho tôi (thư từ vẫn gửi về Hà Nội là địa chỉ chính), nói rằng đã nhận được tiền gửi về cho nhà, bà cụ Đòng già xem được lá thư đó, làm ầm ĩ lên. Thế là tôi bị buộc thôi việc trong Huế, phải trở ra Hà Nội đi xin việc khác. Nhờ bố quen ông chủ nhà in Lê Văn Tân (ở 136 Hàng Bông) cùng quê Thanh Hoá, nên tôi được vào học việc sắp chữ với điều kiện phải làm ba tháng không có lương. Sau ba tháng, được phát lương một hào một ngày, tạm đủ tiền ăn (lúc đó mỗi tháng ăn hết khoảng hai đồng). Độ ba bốn tháng sau, bố tôi tìm được việc dịch kinh phật cho nhà in Vn Tường nên gọi tôi sang đó làm, cả anh Thọ cũng xin được vào. Ba bố con, người dịch sách, người đóng sách, người sắp chữ. Sau đó tôi còn học được nghề đạp máyMiner, nghề đóng sách bìa da m chữ vàng ở gáy sách. Sau đó tôi được ra cửa hàng bán sách và giao dịch với khách. Lợi dụng cơ hi làm ở cửa hàng sách, tôi mưn sách tự học để nâng cao kiến thức. Tôi chịu khó tìm hiểu và hc hi nên đã biết nhiều việc trong nghề in. Bố tôi làm được độ sáu bảy tháng thì nhà in hết việc dịch nên ch còn hai anh em tôi làm.

Tôi ở nh một nhà quen ở Nhật Tân, hàng ngày đi bộ xuống nhà in Vn Tường ở phố Hàng Giấy, mang cơm trưa đựng trong một chiếc hộp gỗ, tối về ăn cơm nhà. Làm việc ở nhà sách nên có điều kiện đọc nhiều sách, tôi đã học được khá nhiều kiến thức bổ ích. Lúc đó lương tôi được chín đồng một tháng, tuy không phải là thấp quá nhưng tôi vẫn hưởng ứng phong trào đình công đòi tăng lương của công nhân Hà Nội. Chủ nhà in Vạn Tường không chịu tăng lương, tôi thôi việc.

Tôi trở lại xin việc ở nhà in Lê Văn Tân, xin vào sửa mo-rát, được nửa năm thì mất việc (vì có lúc sửa bản in bị sót lỗi). Tôi đi xin việc ở nhiều nhà in khác; tuy thử việc đạt yêu cầu, nhưng khi trình sổ lao động, ch thấy ghi đã tham gia đình công, nên họ không nhận cho làm. Thất nghiệp, tôi phải đi ở nhờ một ông ở đảo giữa hồ Thiền Quang (hồ Ha-le) và phải nhận lại việc khoán của anh em ở nhà in Tô-panh của Pháp về làm, thu nhập cũng khoảng được chín, mười đồng một tháng, ăn tiêu thuê nhà rồi còn giành được chút ít gửi về quê cho bố. Anh Thọ tôi lúc đó đã xuống Kiến An làm việc quanh qun với con chữ Nho, chữ Quốc ngữ và nghề may.

Thời gian tôi làm thợ in ở Hà Nội (từ cuối năm 1936), ở Pháp có phong trào Mặt trận Bình dân mạnh nên ảnh hướng đến thuộc địa. Các Hội Ái hữu ngành, nghề được phép thành lập, tôi tham gia Hội Ái hữu nghề in, gọi là Bắc Kỳ ấn công ái hữu hội. Được gặp những ngưi cng sản như các anh Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn, Trần Đăng Ninh..., được các anh dìu dắt đi làm cách mạng, tham gia các việc rải truyền đơn, mít-tinh, biểu tình, làm liên lạc, đc tài liệu, tham dự lớp huấn luyện v.v... (Tôi nhớ có một “lớphuấn luyện có ông Đào Duy Kỳ giảng; và còn nhớ rất rõ kỷ niệm về anh Trần Đăng Ninh: khi gặp gỡ để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tôi, anh thường nói thủ thỉ, gợi ý nhẹ nhàng, gợi ý cho tôi đi từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ về giai cấp. Anh hướng dẫn đấu tranh từ thấp đến cao, từ tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống công nhân trong nhà in đến đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân, đòi lập nghiệp đoàn v.v... Anh hướng dẫn bằng lời lẽ rất dễ hiểu, vạch ra cách làm rất cụ thể...). Tôi cũng có đưc đọc sách của ông Hải Triều (tức ông Nguyễn Khoa Văn, cha đẻ Nguyễn Khoa Điềm) về duy vật biện chứng nữa.

Hồi cuối năm 1937, khi còn làm ở nhà in Vạn Tường, tôi thường ăn cơm hàng ở nhà ông Trưng Cát phố Hàng Bún, do đó quen với anh Lương Khánh Thiện là một người cách mạng đàn anh. Khi mật thám bắt anh Thiện thì chúng bắt luôn cả tôi. Bị chúng tra hỏi ở Sở Mật thám, tôi nói tôi chỉ ăn cơm ở đó thôi, chẳng biết anh Lương Khánh Thiện làm gì. Vì vậy, vài ngày sau chúng đành tha tôi ra.

Năm 1938, có cuộc biểu tình lớn hàng vạn người lao động ở nhà Đấu xảo (sau này là Nhà hát nhân dân, rồi Nhà văn hoá công nhân), tôi cũng tham gia. Sau đó, tôi lại bị bắt lần nữa. Mật thám khám người tôi, bắt được một tờ chép tay bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh. Nó hỏi, tôi nói: Tôi thấy người ta hát hay hay thì tôi chép thôi. Không có chứng cớ gì hơn, chúng lại phải thả tôi.

Thời gian đó, hoạt động tuy chưa có chiều sâu và hiểu biết về cách mạng chưa nhiều nhưng tôi thấy rất phấn chấn và say mê lắm. Sự hiểm nguy và mới mẻ của con đường cách mạng mà tôi mới chập chững bước lên đã kích thích tâm lý tuổi trẻ ham hiểu biết và tính nhiệt tình sôi nổi, cả táo bạo trong tôi. Hồi đó, ở tuổi hai mươi, tôi cũng có vài kỷ niệm vui vui: Khi ăn cơm hàng ở 44 phố Hàng Bún, tôi được một cô hàng xóm nhà hàng cơm để mất và có th nói là cô ấy say mê tôi, vì mỗi khi thy tôi đến ăn cơm, cô cũng kiếm cách để sang nhà hỏi thăm, chuyện trò. Lm khi còn dành dụm hoa quả mang cho tôi nữa. Còn một cô nữa tên là Tâm, rất xinh, hai bên đều cm nh với nhau. Một lần cô y r tôi đi chơi sut đêm, khuya quá phải vào ngủ trong một cái lêu trng hoa của người bạn tôi ở làng Ngọc Hà. Tuy ở với nhau suốt đêm trong lu vng nhưng vẫn chưa “xảy ra chuyện gì, vì tôi nghĩ mình đang làm thợ, đời sống không n định, lúc có việc lúc không, nếu lấy nhau thì ly gì mà nuôi con. Còn nếu để xảy ra việc gì không mong muốn, rồi không ly nhau thì lại làm l cả đời con gái của người ta...

Sang năm 1939, chính phủ Mt trận Bình dân Pháp bị đổ, Chính ph cánh hữu lên, nó li bt đầu xiết chặt những hoạt động của nhân dân, công nhân ở nước ta. Có gii tán các Hội Ái hu của các ngành th và bt đầu khám xét, lùng bt những người mà nó cho là cộng sn. Vy nên một số đồng chí quan trng phi rút vào hoạt động mật (như các anh Trần Đăng Ninh, Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân). Tuy vậy, thông qua anh Nguyễn Tuấn Đáng (Trần Đăng Ninh), tôi vẫn nhận được các chỉ dẫn để hoạt động cách mạng. Tôi tiếp tục vận động, lãnh đạo công nhân các xí nghiệp Diêm (ở khoảng Bạch Mai bây giờ), nhà in Minh Sang (ở phố Quốc Tử Giám ngày nay), nhà in Văn Lâm (ở phố Hàng Bún)… đấu tranh đòi quyền lợi.

Trong thời gian đó, các đồng chí bí mật vẫn tổ chức được những mit-tinh chớp nhoánh để tuyên truyền cách mạng. Thường thì có đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) lên diễn thuyết. Trong những lần ấy, các công nhân giác ngộ và tôi thường làm hàng rào bảo vệ đồng chí để khi diễn thuyết xong, mật thám không xông vào bắt được đồng chí. Còn có những hoạt động tập thể như tổ chức cho anh em công nhân đi đưa tang các nhà cách mạng lớn như Phan Thanh, Nguyễn Thế Dục v.v… Để vận động tổ chức ra các cuộc mít-tinh, hoạt động tập thể lớn đó, cấp trên thường chỉ đạo ra các cuộc họp đại diện liên ngành, tổ chúng tôi có anh Văn Tiến Dũng đại diện thợ dệt, anh Hà Kế Tấn đại diện thợ mộc, tôi đại diện thợ in họp nhau bàn kế hoạch huy động anh em ngành mình tham. Trong đám tang đồng chí Phan Thanh, tôi cũng là một người đứng túc trực linh cu như một số anh em công nhân đã giác ngộ.

Tuy mật thám vẫn truy lùng ráo riết nhưng theo chỉ đạo của các anh, chúng tôi vẫn tìm cách thành lập lại được các tổ chức công nhân bí mật. Tôi được chỉ định làm thư ký Nghiệp đoàn n công Bắc Kỳ. Các anh còn giao cho tôi đi giải truyền đơn, ni dung tuyên truyền vận động của truyền đơn có những thay đổi theo từng mốc thời gian để thích hợp với tình hình. Trước kia, trong các cuộc đình công, công nhân chỉ đấu tranh đòi tăng lương và giảm giờ làm (đòi làm 8 giờ một ngày). Trong các cuộc mít-tinh công khai lớn thì đòi giảm sưu thuế và thực hiện dân chủ. Sau khi Chính phủ Bình dân ở Pháp đổ, Chính phủ cánh hữu ở Pháp lên thì nội dung truyền đơn là vận động thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế.

Do tham gia hoạt động cách mạng nên có khi tôi bị đuổi việc, trong túi chỉ còn 2 xu đủ mua khoai lang luộc ngồi vườn hoa ăn trừ bữa, phải ăn cả vỏ cho được nhiều. (Cả nhà thì thuê nhà ở bãi Phúc Xá, đã có thêm một cô em là cô An. Lúc thóc cao gạo kém, năm người lớn bé phải chia nhau mỗi người vài bát cơm mà ăn.) Qua những hoạt động thực tế trong phong trào công nhân và qua một số thử thách nói trên, tôi được Đảng cho là đi tưng được kết np. Lúc đó tuy tổ chức Đảng còn hoạt động trong bóng tối nhưng cũng có sự kim tra cẩn thn; có lúc cả đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) cũng xung kiểm tra. Một ngày vào tháng 9 năm 1939, đồng chí Trần Quốc Hoàn r tôi lên vườn Bách thú để tuyên bố kết nạp Đảng. Vườn Bách thú lúc đó không đóng cng, ngưi ra vào tự do, vườn cũng có gấu, khỉ, trăn, h v.v... và rậm rạp y như trong rừng (vì vậy nên mới gây cảm hứng cho nhà thơ Thế Lữ viết ra bài thơ “Nhớ rừng chứ!)

Lúc đó tôi chỉ mới biết các đồng chí Hạ Bá Cang, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn là những người quan trọng, mà đồng chí Lương Khánh Thiện là người rất quan trọng nên mới bị Pháp truy lùng gắt gao đến thế.

Vào khoảng năm 1940, sau một thời gian thất nghiệp, tôi xin được việc làm ở nhà in LeProgres (Tiến Bộ). Đó là nhà in tư nhân của một viên chức cao cấp của công ty đường sắt Vân Nam. Ông ta không biết nghề in nên thuê tôi làm quản lý và trả lương 18 đồng một tháng. Nhà in này vào cỡ trung bình, có khoảng mười công nhân. Ông chủ có cô con gái vừa tuổi cập kê, khá xinh.

Lúc đó, mật thám vẫn theo dõi tôi vì nó biết tôi là phần tử tích cực, nhưng chưa có chứng có để bắt. Mặt khác, nó cũng tiếp tục dò tìm tung tích anh Lương Khánh Thiện, hàng ngày cho người lảng vảng nhòm ngó ở xế cửa chỗ tôi làm. Có hôm tôi ra về, nó chặn lại bảo: Thế bây giờ có biết Lương Khánh Thiện ở đầu không? Tôi nói: “Lúc trước chỉ ăn cơm cùng ở nhà Hàng Bún thôi, sau ông ấy đi đâu tôi không biết đâu. Các ông tìm còn chả thấy, làm sao tôi biết được!?” Lần khác, nó lại bảo: “Hễ lúc nào anh gặp thì cho chúng tôi biết, như vậy chúng tôi sẽ để yên cho anh làm việc ở đây. Làm ở đây lương cao, con gái ông chủ lại cảm tình với anh, sướng thế còn gì.Tôi nói: “Chim trời cá nước, tôi làm sao nhận lời các ông được.

Cách đó độ hai hôm, đến giờ tan tầm trưa ra về, tôi thấy một tên mật thám đi xe đạp theo sát tôi về đến tận bờ hồ Thiền Quang. Khi tôi đi lên cầu tre ra đảo để về nhà ông Nho nơi tôi ở trọ thì tên mật thám vì vưng xe đạp, không theo được nữa, nó bỏ đi. Tôi nghĩ chắc có chuyện rồi nên lập tức thu vén tất cả sách báo tài liệu cách mạng, đưa ra bờ rào sang nhà chùa Thin Quang cho anh Nguyễn Văn Trọng cùng trong nghiệp đoàn để kịp thời tu tán. Y như rằng, ngay chiều hôm đó, mấy tên mật thám đã ập vào nhà ông Nho khám xét và bắt tôi về Sở Mật thám tra hỏi suốt mấy hôm. Nhưng rất may là chúng không bắt được tài liệu gì và không có ai khai báo gì về tôi, cho nên chúng không kết tội được tôi, đành chỉ đọc lệnh trục xuất về quê Thanh Hoá. Thời gian hoạt động trong phong trào công nhân ở Hà Nội, do cùng dự các cuộc mít-tinh, biểu tình, kỷ niệm 1/5... tôi và An (sau này là v tôi, lúc đó là hi viên Hội Ái hữu th may) gặp gỡ nhau, từ khi bị trục xuất về Thanh Hoá thì không thể có liên hệ với nhau được nữa và sau khi tôi bị đi “an trí (tức đi đày) một thời gian thì mất hắn tin tức về nhau. Vào khoảng tháng 5 năm 1940, cả gia đình tôi đã về quê, tôi có thêm một em trai, nhà đặt tên là Nhàn (ba tuổi), anh Thọ vẫn đi làm ăn xa. Một hôm gần tết Đoan ngọ (mùng năm tháng năm ta), tôi đang quét dọn bàn thờ chun bị cúng thì bị mật thám đến xích tay giải xuống tỉnh lỵ Thanh Hoá. Sau đó, chúng đưa tôi đi “an trí ở tận Đắc-lây Kon-tum. Chúng gọi đó là trai T.S (Travailleur Special).

(còn tiếp)

Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn


tiếp theo

III – PHÒNG, CHỐNG BỆNH TẬT

            Định kỳ đi khám bệnh toàn diện để nếu phát hiện bệnh thì chữa trị kịp thời.

          Tự theo dõi cơ thể mình, vì người ta mỗi người một khác, thức ăn uống có thứ tốt với người này lại không tốt với người khác, thuốc men có người uống khỏi bệnh, có người uống không khỏi. Có thời gian tôi bị viêm đại tràng, bác sĩ bảo phải kiêng trứng, kiêng mỡ, kiêng các chất cay, nóng, nhưng tôi ăn trứng và thịt mỡ không thấy việc gì, ăn hạt tiêu thấy không làm sao, nhưng ăn ớt là đau, ăn pate, đồ hộp, uống rượu là đau. Thế là hai năm tôi kiêng tuyệt đối rượu, ớt, pate, đồ hộp và khỏi bệnh hẳn. Kết luật là cái gì không thích ứng với cơ thể mình thì thải ra. Chủ yếu là phải tuân theo thực tế của cơ thể mình. Có lần tôi bị loạn nhịp tim, 3 nhịp nghỉ 1 nhịp, 7 lần nghỉ 1 nhịp, 11, 15 nghỉ nhịp loạn xạ, rất mệt. Đi khám, giáo sư cho Vastarel, Cordaron, tôi uống hết liều không khỏi, tôi hỏi có thuốc gì đặc hiệu, đắt mấy tôi cũng xin mua, giáo sư nói hiện tại không có thuốc nào hơn.

          Vốn có nghiên cứu Đông y, tôi tự kê cho mình đơn thuốc gồm: Tam thất 10g, Đan sâm 12g, Diên hồ sách 12g, Sơn tra 12g, Sài hồ 10g, Mộc nhĩ đen 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống 8 thang tôi khỏi hẳn, mạch tôi đều đặn cho đến bây giờ. Bình thường huyết áp tôi không cao (khoảng +- 130/70) nhưng có lần đang ngồi chơi bỗng thấy người nôn nao khó chịu, tôi nằm nghỉ đo huyết áp thấy tăng đột ngột 122/110, tôi lấy 1 viên Adalat trữ sẵn cắn ra nuốt đi ½ và nằm thở đều, 1 giờ sau thì bình thường lại. Từ đó, đầu gường tôi bao giờ cũng sẵn có Adalat và Nitroglycerin, đi đâu trong túi tôi cũng có 1 viên Adalat và 1 viên Nitroglycerin. Có lần đang đi ở phố Tràng Tiền, bỗng tôi lại có cảm giác như nói trên, tôi ngồi ngay xuống lấy ra 2 viên thuốc trong túi bỏ vào miệng 1 viên nuốt khan, 1 viên cắn vỡ nuốt một nửa. Ngồi nghỉ khoảng 30 phút, lại đứng dạy đi.

          Hiện giờ hàng ngày tôi uống 1 viên Aspirin 0,81 phòng nhồi máu cơ tim.


IV – SỐNG LÀNH MẠNH VÀ TRONG SẠCH

Tôi đã chừa thuốc lá được hơn nửa thế kỷ đến nay. Không uống rượu trắng và rượu mạnh, khi có điều kiện thì uống rượu vang vì rượu vang tốt cho tim.

Có lúc cắt thuốc bổ ngâm rượu thì cũng uống mỗi bữa ăn một ly.

Nhà nước, Đảng diều động làm công tác nào là cầm quyết định đi, không nghĩ công tác khó khăn hay dễ, không so đo vị trí công tác mới lương cao hay thấp. Đương ở quân đội hệ số lương có thể cao lại có thâm niên được điều ra công tác ngoài quân đội lương sẽ thấp hơn, tôi cũng sẵn sang.

Từ năm 1960 đến năm 1980, 20 năm không ai quản và xét, tôi vẫn đứng ở bậc lương cũ, tôi cũng không có ý kiến gì.

Đến khi làm Đại sứ ở Bắc Kinh, an hem ở Sứ quán phát hiện báo cáo về nước, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới nâng cho tôi lên chuyên viên 9, ngang lương Bộ trưởng lúc bấy giờ.

Tính trung thực thẳng thắn, thấy việc gi tôi cho là không đúng, tôi cãi cả với đồng chí Lê Đức Thọ, phê bình cả Tổng bí thư. Suốt đời tôi chưa sai hẹn, thất hứa với ai bao giờ.

Trong quá trình công tác, tôi thường được giữ những vị trí chủ chốt không thấp, có quyền quyết định chi tiêu, nhưng không hề lạm dụng công quỹ cho việc riêng. Đọc báo biết ai khôn khó tôi đều gửi tiền chia sẻ, của ít lòng nhiều.

Sống đúng với lương tâm của mình, nên tôi cảm thấy rất thanh thản. Có lẽ đay cũng là một nguyên nhân khiến tôi sống lâu./.

(hết)

Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn


tiếp theo

I – TẬP LUYỆN

          Tôi tập thể dục đều đặn tùy theo tuổi và vừa sức là đi bộ, hiện nay tôi vẫn đi bộ mỗi ngày một cây số, đồng thời tập thể dục cả bộ não (không tập thì não chóng lão hóa): đọc sách báo, vừa viết bài, làm thơ, một tuần vài ba lần mới các cụ đến chơi “tổ tôm” để bắt osc phải suy nghĩ. Thường xuyên uống thuốc tuần hoàn não, loại chiết xuất từ lá cây bạch quả như O.P.Can, hatacan, tanakan, cesbral, ginkobiloba… không phải “tuần hoàn não Thái Dương”, đắt mà ít hiệu quả.


II – ĂN UỐNG

          Thông thường tôi ăn đúng giờ giấc (trưa 11h30, tối 18h00), điều độ không no hẳn; bữa nào cũng có đạm, có rau, không cầu kỳ, khi thịt, khi cá, khi đậu phụ, ăn cá nhiều hơn. Cuối bữa có hoa quả, thường là chuối. Quả chuối được gọi là “quả của cuộc sống” vì nó chứa kali, phốt pho, ma nhê, sắt, vitamin A, C và 8 acidamin thiết yếu.

          Tôi ăn gạo lứt, vừng đen hơn mười năm nay. Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin và có chất selen là chất có tác dụng hãm chậm lão hóa vì nó khử chất mà y học gọi là “gốc tự do” chất phá hoại tế bào. Nấu cơm gạo lứt phải cho nước nhiều gấp bội so với nấu gạo thường. Vừng đen có tác dụng dưỡng huyết, ích gan, nhuận trường, bổ não. Vừng đen rang giã nhỏ, trộn muối, bỏ vào lọ ăn dần. Cuối bữa ăn, để lại độ một miếng cơm trong bát, rưới vài ba giọt nước mắm vào, đổ một thìa đầy vừng đen vào, trộn đều, xúc ăn.

          Đọc các báo và tạp chí nói về sức khỏe cho biết ăn uống có đủ các chất và thành phần sau đây là thuốc trường sinh, tôi cố gắng thực hiện:

          Vitamin E tác dụng kéo dài đời sống hồng cầu, củng cố thành mạch, hạ huyết áp, chống tập kết tiểu cầu tốt cho bệnh tim, chống “gốc tự do” hãm chậm lão hóa, chậm phát triển lú lẫn… Vitamin E có trong: dá đỗ, hành tây, vừng, lòng đỏ trứng gà, thịt vịt, bí đỏ, rau diếp, lá hẹ.

          Selen có tác dụng khử “gốc tự do” , hãm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Selen có trong: lòng đỏ trứng gà, gạo lứt, củ cải trắng, tỏi ta, nghệ vàng, thịt nạc, tôm nước ngọt…

          Beta-Caroten có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các chất khoáng, lycopen; khử “gốc tự do”, kéo dài tuổi thọ. Beta-Caroten có trong: cà rốt, gấc, bí đỏ, cà chua, đu đủ chín, rau ngót, mồng tơi, rau đay, rau dền, dưa hấu.

          Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, tốt cho răng lợi, chống chảy máu chân răng, củng cố thành mạch, chống oxy hóa. Vitamin C có trong rau ngót, rau thơm, chuối, chanh, cam, quýt, bưởi…

          Canxi có tác dụng chống lão hóa xương, bền răng, có trong tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…
          Lycopen có tác dụng ngừa bệnh tim, giảm loãng xương, chống “gốc tự do” kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ Parkison. Lycopen có trong cà chua…

          Kẽm cũng rất cần thiết cho cơ thể, kẽm có trong dá đỗ, đậu hạt, đồ biển…

          Chè xanh (phân biệt với chè đen và chè hồng) chè tươi càng tốt. Nhóm bác sĩ Nhật Bản phát biểu: “Uống chè có 10 điều tốt”. Người khó ngủ không nên uống chè vào buổi chiều và buổi tối. Sau này khoa học phân tích còn cho thấy thêm chè xanh chứa fluo, polyphenol, nhiều lượng kẽm, có hai chất EGC và EGCG nó hạn chế phân tử Aryl là chất gây ung thư. Chè xanh có chất anti oxidant kéo dài tuổi thọ, chè xanh có tác dụng tốt hưn vitamin C nhiều, toosst hơn vitamin E rất nhiều trong việc bảo vệ tế bào, chống viêm lợi, sâu răng, làm hơi thở không mùi, giải độc, giải rượu, giảm nhiễm xạ.

          Đánh răng buổi tối rồi ngậm nước muối 1,6% trong 5 phút tốt cho răng lợi và không hôi miệng, nước muối 0,9% và chỉ xúc miệng không đủ giệt khuẩn.


(còn nữa)

Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn

LỜI TỰ SỰ

Nhà tôi rất nghèo. Từ lúc lọt lòng đến 20 tuổi đi làm được, đều thiếu dinh dưỡng, thời niên thiếu phải lao động cật lực. Đã chết đi sống lại hai lầnmột lần ốm cũng suýt chết.

          Tôi lọt lòng được 6 tháng thì mẹ tôi mất, tôi sống nhờ “bú mày”, “cơm mớm” cho đến hơn 1 tuổi thì đã chết một lần, sau lại sống lại (bố tôi bảo thế). Tôi lên 3 tuổi thì bố tôi lấy dì ruột tôi, làm mẹ kế nuôi hai anh em tôi. Dì tôi làm thuê cuốc mướn, vẫn nghèo, ăn uống kham khổ. Không có ruộng đất, khi tôi lên 8 tuổi, gia đình tôi đưa nhau ra Bắc kiếm sống (rời quê Thanh Hóa). Bố tôi đi dạy học chữ nho ở tận Kiến An, mẹ kế cùng hai anh em tôi được ở nhờ nhà một người quen ở Hà Nội, ba mẹ con đi xe đất bán cho nhà máy gạch ở đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên hiện nay), ngày được hơn 1 hào, có lúc hai anh em tôi (anh Thọ 11 tuổi, tôi 8 tuổi) đi bán bánh mỳ dạo. Ba mẹ con bữa đói bữa no. Có lúc không kiếm được tiền phải đi kiếm các loại rau bờ bụi hoặc rau muối ở ruộng hoang về nấu ăn trừ bữa, có lúc phải lội xuống hồ hái “rau ngổ trâu” về luộc chấm muối ăn, đắng rất khó nuốt. Đến lúc hai anh em tôi đi làm công nhân được mà gia đình vẫn phải chia cơm mà ăn vì thóc cao gạo kém.

          Riêng về tôi, lúc tôi lên 9 tuổi, do sưu thuế đốc thúc, bố tôi phải bán tôi làm con nuôi cho một gia đình ở làng Hữu Tiệp (cạnh đường Hoàng Hoa Thám bây giờ) được 6 đồng bạc Đông Dương để đem về làng nộp sưu (thuế thân). Thời gian từ đây đến 15 tuổi được ăn no, nhưng phải lao động cật lực. Vào lúc 9 - 10 tuổi làm các việc không tên trong nhà, khi 11 - 12 tuổi đi cắt hoa các làng xung quanh, đi cắt hàng rổ xảo lá cúc tần tận bên Vạn Bảo, đội về gần xái cổ, hoặc lên tận làng Bưởi, làng Trích Sài, Võng La kiếm hoa mò, hoa súng về cho chủ nhà đem đi bán, có lúc rét căm căm cũng phải lội xuống hồ mới lấy được hoa súng. Đến khi 13 -14 tuổi từ sáng tinh mơ, còn ngái ngủ, tôi đã phải cắp cái rổ đi bộ từ nhà qua đường Cổ Ngư lên các làng Yên Phụ, Nghi Tàm mua hoa hồng rồi vẫn đi bộ đem xuống bờ hồ Hoàn Kiếm để người “cô nuôi” bán và từ đó lại đi bộ về nhà bên đường Hoàng Hoa Thám, chả biết một ngày thằng bé 13 - 14 tuổi phải đi bộ bao nhiêu cây số. Về đến nhà, nghỉ ngơi được một lúc, lại phải giặt một rổ quần áo do cả nhà thay ra. Lúc 3 - 4 giờ chiều đi các làng Ngọc Hà, Đại Yên cắt hoa. Cắt hoa về là nấu nướng bữa cơm chiều, ăn xong là rửa bát. Tối đến làm hoa đến tận 10 giờ đêm mới được đi ngủ. Quãng đời thiếu niên lao động cực nhọc quá!

          Khi tôi được 15 tuổi, bố tôi mới kiếm đủ tiền đến chuộc tôi đem về quê cho đi học. Thời gian đi học rất thiếu dinh dưỡng, toàn ăn cơm với muối rang hoặc váng cà, ngày nghỉ xuống song Mã câu được dăm con cá bống thì cải thiện được vài bữa. Có lúc bố tôi chậm gửi tiền về, hết gạo, đi học về qua nhà dì xin được đấu gạo nấu cháo ăn được vài bữa. Thôi học ra, Hà Nội đi làm, vẫn có lúc phải ăn đói.

          Năm 1940, tôi bị thực dân Pháp bắt đầy lên Đắc Tô (Kontum) lúc ấy còn là rừng già rậm rạp, là ổ muỗi Anophen. Tôi bị sốt rét ác tính, thiếu thuốc, bị hôn mê, mắt trực thị ba ngày đêm. Các bạn tù một mặt chăm sóc, mặt khác đã lấy lồ ô về đóng quan tài sắp đem chon. May sao tôi lại tỉnh lại và sống. Sau tôi nói đùa với an hem là tôi đi đến nửa đường âm phủ , gặp quỷ sứ nó đuổi về.

          Khi tôi làm Đại sứ nước ta ở Bắc Kinh, tôi bị ốm, nằm bệnh viện Trung Quốc một tháng, họ cũng làm mọi thứ, xét nghiệm máu, rửa ruột mấy lần, chụp chiếu đủ thứ mà không tìm ra nguyên nhân, cho uống cả thuốc Bắc và thuốc Tây mà không khỏi, vẫn chỉ kết luận là tim đạp nhanh “đậu tính” (150 lần/1phút) và sốt nhẹ. Sau một tháng tôi sút 10kg, chân tay lẩy bẩy, gầy rộc, xanh xao. Các đồng chí ở Sứ quán đã bàn là nếu Đại sứ chết thì chon ở Bắc Kinh hay đem thi hài về nước. Tôi nghĩ cứ nằm viện nữa thì suy sụp thêm, chắc chết nên xin về Sứ quán điều trị ngoại trú. Vì có đôi chút kiến thức đông y, tôi cho rằng không phải mắc bệnh lao mà chiều nào cũng sốt 38 độ, chắc phải có viêm nhiễm ở đâu đó trong cơ thể, bèn nhờ đồng chí phiên dịch ra hiệu thuốc mua ba vỉ kháng sinh thực vật là bồ công anh, kim ngâu hoa, lien kiều bỏ thêm vào thang thuốc lấy ở bệnh viện về sắc uống. Quả nhiên ba ngày sau hết sốt. Tôi điện về nước xin cho kết thúc nhiệm kỳ về nước, nhỡ có chết đỡ phức tạp.

          Về nhà, tôi uống hết hai hộp tam thất bột Vân Nam mà tôi mua đem về và ăn cơm gạo lứt hai tháng thì sức khỏe hồi phục, tôi lại làm việc được và sống đến nay 97 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Bản than tôi cũng không nghĩ tới.

          Bạn bè hỏi tôi có “bí quyết” gì? Không biết có phải “bí quyết” hay không, tôi xin trình bày thực tế như sau:

(còn tiếp)

VẪN BẢO THỦ VÀ NGỤY BIỆN

Vẫn bảo thủ và nguỵ biện

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đôi lời: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, năm nay đã 104 tuổi, Lão thành cách mạng, nguyên Ủy viên BCHTW ĐCSVN, nguyên Đại sứ VN tại TQ (3 nhiệm kỳ).
Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng ông vẫn rất quan tâm và hết sức lo lắng về tình hình đất nước, từng có nhiều bài viết, thư ngỏ đóng góp.
Bài viết này được ông đọc cho con gái là bà Nguyễn Nguyên Bình, cựu trung tá quân đội, viết, ông ký – ghi họ tên ở cuối.
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả.
Ba Sàm
https://basamnguyenhuuvinh.files.wordpress.com/2019/10/59653285_879292875745487_8774087808806551552_n.jpg?w=946
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại tư gia, cùng con gái, và các anh chị em tranh đấu cho chủ quyền biển đảo tới thăm
Hiện nay tôi đã già lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những việc chính của đất nước.
Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài Truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội.
Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước.
Tôi thấy quá buồn.
Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa ra ý kiến xây dựng.
Ý kiến của Anh hùng Lê Mã Lương, tuy có chút gây sốc, nhưng cũng là một ý kiến rõ ràng, mạnh mẽ về việc phải kiên quyết giữ được bãi Tư Chính. Trước hết phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.
Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân (mà đó là các công dân đã từng đóng góp công sức trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chưa hề bị tước quyền công dân). Ông Trọng nói họ là “một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước” (!).
Vậy là ông đã quên lời dạy của CT Hồ Chí Minh, rằng: “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước“?
Đã thế, ông cũng lên gân, vỗ ngực: “Vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à?“
Cung cách của ông tôi thấy sao mà giống như đôi co giữa chợ, chả giống phong cách chính khách tí nào!
Thiết nghĩ, là người đứng đầu bộ máy, chắc ông Trọng phải có đủ thông tin về âm mưu, thủ đoạn, mục tiêu, biện pháp của bọn Tàu từ xưa tới nay đối với nước Việt ta, đặc biệt là trong mấy tháng qua ở bãi Tư Chính.
Tình hình đang rất nguy ngập và cấp bách, vậy mà khi khai mạc Hội nghị trung ương 11 vừa qua, ông vẫn nói phải “phân tích, dự báo tình hình“?
Thật quá bức xúc trước thái độ như thế. Giống như bàng quan, thờ ơ vậy.
Hội nghị trung ương đã không ra nổi một nghị quyết kịp thời, dứt khoát để đối phó với tình hình đang cấp bách ở Biển Đông, mà còn cứ nhai lại khái niệm “thời kỳ quá độ“? Để làm gì? Để đánh lạc hướng dư luận, để câu giờ, để ngụy biện cho sự trốn tránh trách nhiệm hay sao?
Theo tôi, ông Trọng viện lý do phải “khôn khéo“, thực chất có phải đang bế tắc khi tìm giải pháp? (Hay ông có tư tưởng đầu hàng?)
Hiện nay đang có nhiều nước trên thế giới ủng hộ ta kiện Trung Quốc vì ta có chính nghĩa, và pháp lý đứng về phía Việt Nam.
Hơn nữa, tại sao ông không tìm giải pháp ngay trong những ý tưởng, giải pháp đã nêu ra trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế ngày 6/10 vừa qua?
Vả lại, ngay các cơ quan chính thống của Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ căn cứ, chứng lý về chủ quyền ở Biển Đông.
Vậy còn trở ngại gì mà không đưa đơn kiện Trung Quốc ra các Tòa án quốc tế?
Hà Nội ngày 18/10/2019
NGUYỄN TRỌNG VĨNH

  XIN CHO CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÀ “TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT"! Mạc Văn Trang Chị Nguyễn Nguyên Bình sau khi đi tảo mộ cha - Lão tướng, nhà Ng...