Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Chương II tác phảm "Kể lại cuộc đời"

(Tiếp chương II)



Lúc tôi đến Đắc-lây thì ở đó mới lập ra khu trại có lính gác, rào thép gai, có hào cm chông và nhiều chòi canh. Trong tri đã có 15 anh em bị bắt ở các nơi đưa về. Lúc đó, phát xít Đức đang chuẩn bị đánh Pháp, bn cầm quyền ở Việt Nam lo sợ cách mạng của ta sẽ nhân cơ hi này mà hoạt đng mnh hơn nên chúng phải bt cả những người tình nghi và tập trung lại một nơi để rnh tay đối phó sự nguy him ở chính quốc. Bọn chúng gọi cái việc bắt tập trung chúng tôi đi biệt xứ đó là đi “an trí. Vì vậy, ở nhà đày này, chúng tôi không đến nỗi bị tra tấn, ngược đãi gì lắm; chỉ phải tội bị đưa đến những nơi nổi tiếng rừng thiêng nước độc, dễ bị chết dần chết mòn vì không quen thung thổ và bệnh sốt rét không đủ thuốc chữa. Lúc đó, trong c nước, ngoài cái trại tôi bị giam ở Đắc-lây thuộc tỉnh Kon-tum này, còn có các trại tương tự như “căng” Bắc Mê (Hà Giang), căng Bá Vân (Thái Nguyên), căngLi Hi (Thừa Thiên - Huế), toàn nơi rừng rậm núi cao.

Tôi được phát ba bộ quần áo ka-ki, ba chiếc chăn chiên (như những anh em bị bắt khác) trên đường giải đi Kon-tum. Đến trại Đắc-lây được một thời gian thì không bị nhốt trong nhà nữa, được ra làm vườn bên ngoài trại, có lính canh đi theo. Chế độ ăn theo quy đnh, mi người mỗi ngày được 1.000g gạo, 300g thịt, 300g rau, mắm, muối tiêu khoảng 15g. Có đủ điều kiện trồng thêm rau, nuôi gà, nuôi lợn, nhất là sau khi số người bị dày lên đến con số 90. Chúng tôi tổ chức đời sống khá tươm tất. Mỗi tuần lễ, mỗi mâm sáu người được ăn một con gà quay, mỗi tháng được ăn một con lợn sữa quay.

Ở Đắc-lay khoảng 5 tháng thì trại chuyển đến Đắc-tô cho tiện đường vận chuyển. Tình hình quản lý giam giữ vẫn như ở Đắc-lây, song số người bị giam đã lên đến một trăm vì có một số anh em mãn hạn tù ở nhà tù như Ban-mê-thuột, Côn Đảo... nhưng bọn Pháp không cho về quê mà đưa đến Đắc-tô để giam giữ tiếp. Trong số đó tôi nhớ có các anh Hoàng Anh, Nguyễn Duy Trinh, Huỳnh Ngọc Huệ, Tố Hữu, Lê Văn Hiến, Chu Huy Mân...

Lúc đó, những nơi như Đắc-lây, Đắc-tô còn hoang sơ lắm. Núi rừng thì rậm rạp vô kể, đời sống của ngưoi dân địa phương thì cực kỳ lạc hậu. Trên rừng nhiều sản vật quý hầu như chưa ai khai thác. Chúng tôi được nếm khá nhiều loại tht thú rừng: hươu, nai, lợn lòi... (Tên Tây đồn cho lính vào rừng săn lợn lòi lấy thịt để thế vào số thịt phải mua để cấp cho tù, vậy là nó bỏ túi được số tiền mua thịt). Có lần vào rừng còn thấy cả con hổ bị đánh thuốc độc chết nhưng anh em không dám ăn thịt. Trong rừng gỗ quý như lim, g, lát, trắc... anh em tha hồ lấy về làm đồ dùng vt, thậm chí còn lấy cả gỗ trắc về đẽo guốc nữa. Đồng bào dân tộc ở vùng chúng tôi ở lúc đó còn vng và cuộc sống mọi người rất đơn sơ mông muội. Nhiều người đi lính cho Tây cũng chỉ cốt để kiếm kế sinh nhai, đa phần chưa giác ngộ gì về đất nước, chưa biết Tây là kẻ thù cướp nước. Lúc đó ngay chúng tôi cũng gọi người dân tộc làmọi”, bình lính người dân tộc là lính mọi. (Còn nhớ một chuyện buồn cười, đó là chuyện đồng chí Chu Huy Mân học viết câu và chính tả do tôi dạy. Anh Mân là cố nông biết chữ qua loa, vào tù học tiếp, khi viết anh chưa phân biệt đượcmuỗi và “mi", có câu “văn anh viết: “Ngoài bờ suối có rất nhiều mọi, anh em bắt bẻ, hỏimọi đâu mà chẳng thấy người nào? Anh phải giải thích: “mọi ở bờ suối đó, hắn bay vo ve, hn đút cho sốt rét đó. Lúc đó mọi người mới hiểu ra là anh nói về con muỗi!). Có bận (khi còn ở Đắc-lấy), chúng tôi đi xuống một buôn làng tên là Đắc-bla để làm quen với dần (vẫn còn lính đi kèm), tôi thấy một bà già đang làm rượu cần. Bà tãi xôi nếp ra một cái nia trông cáu bn lắm, ri bà bỏ men rượu vào miệng nhai nát và nh ra, trộn với xôi… Quả là khiếp, nhưng lần sau lại xuống, bà con đem rượu cần ra mời, vẫn phải cố mà uống.

Còn những người lính mi, họ ngây thơ vô cùng. Bình thường họ rất hiền lành và dễ thương, chúng tôi cũng đã tranh thủ được cảm tình của họ và giúp đỡ họ nhiều việc, để dễ bề đi lại, để dễ bể che mất bọn Tây mà chuẩn bị cho anh em trốn trại. Mỗi lần có tù trốn hoặc mỗi lần tổ chức đấu tranh với Tây đồn, bọn Tây cho lính dùng báng súng và gây đánh chúng tôi như mưa, mấy người lính mà hàng ngày đã “thân với chúng tôi li càng đánh chúng tôi nhiều hơn. Khi đi làm, chúng tôi hỏi họ tại sao lại đánh đau thế, đánh nhiều thế? Thì họ nói: “Ông quan cho đánh mà!Hỏi tại sao ngày thường giúp nhau nhiều, thân nhau thế mà lại đánh nhiều hơn? Trả lời: Quen thân đánh nó mới không giận (!?) Trong trại còn có một anh y tá cũng là “mọi, tiếng là y tá nhưng quả thật trình độ và tay nghề đu quá kém, anh em phải đề nghị Tây đồn giao thuốc cho tù tự quản lý và chữa trị cho nhau. Có anh Hoàng Tường biết về thuốc, đã nhận làm việc này; tôi được làm phụ cho anh Tường. Sau đó, anh được tha trước, tôi lên thay anh. Suốt thời gian ở tù, tôi nhớ đã từng tiêm đến 3.000 mũi cho anh em mà không có tai biến gì. (Khi chính mình ốm sốt rét thì chẳng ai tiêm cho, phải tự tiêm lấy, mà lại tiêm ven mới khó chứ).

Trong trại tuy ăn uống có dồi dào như đã nói trên kia, nhưng nhiều khi không ăn được vì sốt rét. Có khi cả trại đều sốt nằm rạp cả một lượt, chỉ có anh Lê Văn Hiến là còn ngồi được, vì anh vốn là nhà thể thao và lại có được cái màn gia đình gửi cho tránh muỗi. Anh em có nhiều người bị sốt rét ác tính, như anh Hán, sốt đến đái ra máu mà chết. Tôi và anh Ngô Văn Kiếm cùng bị sốt rét ác tính nặng. Anh Kiếm nổi điên nhảy tử tung cả lên, nhưng may sao sau đó lại khỏi được. Tôi thì hôn mê sâu, nằm ly bì. Anh em c người chăm sóc rất cẩn thân, hai người ngồi hai bên canh chừng, thỉnh thoảng giúp trở mình và đổ nước cho uống, cứ hai tiếng đồng hồ lại đổi kíp 2 ngưi khác. Thuốc rất hiếm. Tôi đã có lúc gần tắt hơi, mắt thì trn ngược lên rồi, anh em đã đóng quan tài bằng ống tre lồ ô, hễ sợi bông ở mũi mà không lung lay nữa là đem chôn. Tôi chợt tỉnh dậy, kêu: “Ối giời ôi, đau quá! Tôi ngủ được mấy tiếng rồi?. Mọi người nói đã ba ngày ba đêm. Thế nghĩa là tôi đã bị Diêm Vương chê, đui về dương gian đấy!

Trong trại tù, anh em sống rất có tổ chức, đã cử ra một Ban Trật tự, có người đại diện đứng ra giao dịch với Tây đồn và mở cả lớp huấn luyện chính trị, văn hoá (như anh Nguyễn Duy Trinh dậy lý luận). Trong nhà giam có ông Tú Hiếu người Quảng Trị (có họ với chị Diệu Muội vợ anh Lê Chưởng) kiếm được một cuốn sách chữ nho, thế là nhiều anh em xúm vào học, tôi cũng học thêm được một ít chữ nho nữa. Còn có Ban Nhà bếp, mỗi phiên cử bốn người nấu cơm làm thức ăn trong một thời gian khá lâu. Có Ban Làm dụng c, chúng tôi đã đấu tranh đòi được một cái bễ lò rèn, rèn các công cụ phục vụ cho đời sống; chúng tôi đóng được cả chiếc máy ép bùn bng gỗ trắc nữa...

Trong trại có rất nhiều anh em có tay nghề, làm được rất nhiều đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Có người dạy nghề đan mây, tôi cũng học đan được một chiếc va ly bằng mây để chuẩn bị cho khi ra tù. Anh em còn dạy nhau làm được cả bàn chải đánh răng và các đồ mỹ nghệ bằng sừng trâu, tôi cũng khá khéo tay, làm được quản bút bằng sừng khá bóng đẹp bán được những một đồng bạc Đông Dương cho Tây đồn. Có anh em biết nghề thợ may, sửa quần áo tù thành quần áodiện như ngoài phố. Tôi cũng học may và cũng khâu được đẹp như máy. Những ngày Tết, trong tri đều tổ chức ăn Tết rất rôm r, có liên hoan văn nghệ và cỗ Tết hẳn hỏi. Cỗ Tết nấu rất ngon, giò nem ninh mọc chẳng kém gì ai, lại có món bánh bằng bột hoàng tinh ăn ngon như bánh thánh. Tiết mục diễn kịch mới thật đáng nói. Vở kinh do anh Hà Thế Hạnh sáng tác kiêm đạo diễn, kiêm diễn viên. Tôi được phân công trang trí sân khấu, vải làm phông màn thì gửi tiền cho chinh bọn nhà đồng mua hộ. Tôi còn được sắm một vai con gái, quần áo mượn của vợ Tây đồn (là người Việt). Lại lấy quả bóng ct làm đôi độn vào ngực, rất là ra dáng. Vợ chng Tây đồn xuống xem, cũng phải khen giống y như con gái.

Trong trại tù ngoài cái lần xuýt chết vì sốt rét, còn một lần nữa tôi lại sống vì sốt rét. Số là, sáng hôm đó lẽ ra đến phiên tôi đi đô thùng xia cùng với anh Trần Hải Kế (theo sự phân công của Ban Trật tự nội bộ - do anh em bầu ra – cứ mỗi tuần lễ ct cử hai người, hàng ngày khiêng thùng xia đi đổ rồi rửa sạch mang về), nhưng tôi lại lên cơn sốt, anh Lê Văn Hiến (là người phụ trách Ban trật t nội bộ, đồng thời là người đại diện giao dịch với Tây đồn, vì anh giỏi tiếng Pháp) mới cử anh Thái Văn Tam đi khiêng thay tôi. Khoảng chín giờ rười sáng thì nghe thấy có tiếng súng nổ, lính chạy về báo với Tây đồn là có hai tù trốn lúc đi đổ thùng, đã bắn chết. Như vậy là anh Thái Văn Tam đã thế mng tôi. Ngay lập tức, anh em trong tri tổ chức tuyệt thực để phân đối hành động dã man đó, đòi trừng trị những kẻ chủ mưu. Cuộc tuyệt thực kéo dài khoảng một tuần lễ, mới đầu thì thấy rất khó chịu, đói cổn cào trong ruột, nhưng đến ngày thứ tư thì chỉ thấy mệt, không thấy đói nữa. Chúng tôi tuyệt thực được vài ngày thi Tây đồn xua linh xuống đánh túi bụi, tôi và anh Lê Văn Hiến bị đánh nhiều hơn cả (chỉ vì thân với một số lính người dân tộc như đã nói trên). Bị đánh nhưng chúng tôi cũng không bỏ cuộc, đến ngày thứ bảy thì có chỉ thị của Khâm sử Trung Kỳ đưa xuống, hứa với anh em ta là sẽ không để xảy ra những việc như thế nữa, hứa sẽ trừng trị những ngưi gây ra việc đó, Cuộc tuyệt thực coi như đã được thắng lợi và kết thúc. Sau bảy ngày nhịn đói, tôi và đồng chí Cương (người Diễn Châu) vẫn còn xung phong ra sui gánh nước về để nấu cháo cho anh em ăn. Về sau mới biết bọn thực dân Pháp có chủ trương bắn đi mỗi nhà tù vài ba người để khủng bố tinh thần anh em. (Ở trại Li Hi, Ban-mê-thuột... cũng đều có hiện tượng như vậy.)

Nhưng việc khủng bố đó của thực dân Pháp vẫn không đe dọa được anh em tù, chúng tôi vẫn tổ chức vượt ngục. Một lần vào đầu năm 1942, chúng tôi bố trí cho mấy anh Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Tố Hữu, Hà Thế Hạnh, Huỳnh Ngọc Huệ trốn trại. Ngày thường đã có kế hoạch dành bánh khảo cho anh em ăn đường. Khi họ ra khỏi trại, tôi bố trí một số hình nộm người để trên giường đắp chăn trùm đầu giả sốt rét. Lính mọi vào kiểm tra thấy đủ “đầu người rồi là thôi. Chừng độ mấy hôm sau, ước tính là anh em đã đi được xa rồi, anh Lê Văn Hiến mới phát giácviệc tù trốn và đi báo cáo với quan đồn. Bn chúng sức cho dân chúng và lính đi tìm, còn ra lệnh hễ bắt được tù trốn thì chặt một cánh tay. Nhưng thực tế không ai bị chặt tay cả. Chỉ anh Hà Thế Hạnh đã bị bắt ở Quy Nhơn và bị đưa trở lại trại.

Ở trại giam mấy năm trời, tôi chng được ai là người thân đến thăm hỏi, thư từ cũng rất hiếm. Chỉ có hồi lên Đắc-tô được một năm, tôi nhận được một lá thư nhà gửi lên, báo tin ông bác Cử mất, rồi bố tôi mất. Trong thư còn nói chuyện chú Nhàn em út tôi lúc đó mới 5 tuổi, cứ hay hỏi: “Chứ anh Vĩnh đi mô rồi m?. Cũng có tin anh Thọ tôi thất nghiệp ở Hà Nội trở về quê đi dạy chữ quốc ngữ cho trẻ con làng Phương. Anh đã lấy một người vợ mới là chị Xếp. (Anh lận đận về đường vợ con, hai người vợ trước đều mất; nay chị Xếp chồng đi lính ngy chết, chị giả vờ đến xin học và cố tán tỉnh để lấy anh Thọ).

Khoảng cuối tháng 2 - 1945, tự nhiên bọn quan đồn thả ba người tù gồm có tôi, anh Nguyễn Trường Châu và một anh nữa, tôi không nhớ tên. Thế là kết thúc 5 năm “an trí của tôi ở nhà tù Kon-tum. Có thể nói, 5 năm ở tù, tôi thấy mình trưởng thành hơn hẳn, trình độ chính trị được nâng lên, văn hoá nâng lên và biết thêm được nhiều việc, nhiều ngh. Đúng là những ngưi cng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học có giá trị như một trường Bách nghệ” thời bấy giờ.

Tôi không hiểu tại sao khi thả chúng tôi, bọn để quốc lại phải cho lính dẫn đi qua từng nhà tù như ở Kon-tum, Quy Nhơn và các nhà tù đa phương khác, có nơi chúng bắt ở lại vài ngày rồi mới dẫn đi tiếp. Ra đến nhà lao Huế, nghỉ lại một đêm, đêm sau (ngày 9 tháng 3 năm 1945) chợt nghe tiếng súng nổ ầm ầm. Hoá ra Nhật đã đảo chính Pháp, bắn vào đồn Mang Cá. Một ngày sau thấy lính Nhật vào tiếp quản nhà lao Thừa Phủ. Lúc đó tôi giật mình, chợt nghĩ: bọn Nhật rất ghét cộng sản, nếu nó phát hiện ra mình là tù cộng sản thì nguy với nó, liền bàn với mấy anh tìm cách chuồn cho sớm. Mấy anh có gia đình ở Huế thì nhắn người nhà vào bảo lãnh cho về. Tôi sực nhớ có bà Mây vẫn còn kinh doanh hoa ở Huế, mới gửi thư ra nhắn bà Mây vào đón cho về (thư gửi người nhà các anh em bạn tù đến thăm). Bà Mây đã đồng ý đón tôi về, cho ở nhà trồng hoa... Trong khi đó, tôi tranh thủ tìm gặp được mấy anh em mình ở Đăk-tô về bàn nhau tiếp tục hoạt động. Lúc đó Nhật đã lập đưc nội các Trần Trọng Kim rồi, anh em bàn chia nhau đi tìm anh Tôn Quang Phiệt (anh Phiệt là nhân vật có tiếng tăm ở Huế và là một nhà hoạt động từ thời Thanh niên cách mạng đồng chí hội) để vận động anh đứng ra kêu gọi Chính phủ Trần Trọng Kim thả nốt các anh em đang bị giam ở Đắc-tô. Lấy lý do là: Chính phủ mới nên tha những ngưi đó, vì họ là những người chưa có án, hoặc đã mãn hạn tù. Ít ngày sau, cuộc vận động có kết quả, trại Đắc-tô giải tán, anh em tù được giải phóng hết. Tôi cũng gặp lại anh Huỳnh Ngọc Huệ đã vượt ngục từ trước. Chúng tôi cùng nhau tập hợp tổ chức được cuộc mít-tinh ở chùa Thiên Mụ, tuyên truyền giải thích chủ trương chính sách của Việt Minh, kêu gọi đồng bào tham gia Việt Minh.

Khoảng đầu tháng 7 năm 1945, tôi nói với bà Mây xin về thăm gia đình ở quê. Bà Mây đồng ý, cho ít tiền và quà Huế (kẹo mè xửng, cá mực khô) đem về. Về đến nhà, lúc đó chỉ còn bà dì, vợ chồng anh Thọ và chú em Nhàn. Ở nhà đã làm được một gian nhà tranh vách đất nhỏ trên nền cũ của gia đình. Tôi cũng đã đi thăm hỏi bà con anh em ở quê nữa. Sau đó tôi nghĩ, trước kia mình đã hoạt động ở địa bàn Hà Nội, nay về Hà Nội đi tìm Đảng. Để có chỗ ăn ở, tôi phải tìm về nhà ông Đòng (cha mẹ nuôi cũ), lại xin ăn do làm giúp. Gia đình họ cũng biết tôi đi tù về nhưng vẫn chưa chấp.

Ra đến Hà Nội, việc đầu tiên là tôi tìm đến anh Phạm Ngọc Mậu bạn thợ in cũ hỏi về tin tức của An, mới biết An bị giam ở Hỏa Lò. Tôi mua bánh vào Hỏa Lò thăm. Cuộc gặp nhau ngăn ngủi sao mà xúc động bùi ngùi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  XIN CHO CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÀ “TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT"! Mạc Văn Trang Chị Nguyễn Nguyên Bình sau khi đi tảo mộ cha - Lão tướng, nhà Ng...