Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

 XIN CHO CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÀ “TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT"!

Mạc Văn Trang
Chị Nguyễn Nguyên Bình sau khi đi tảo mộ cha - Lão tướng, nhà Ngoại giao nổi tiếng Nguyễn Trọng Vĩnh, an nghỉ tại xã Đường Lâm, rồi về nghĩa Trang Mai Dịch thắp hương mộ mẹ - bà Lê Thị Ban. Chị Bình viết trên FB:
“Cụ ông đã nương bóng cụ Giang Văn Minh - Vị Đại sứ chống lại sự o ép của “thiên triều” với nước ta mấy trăm năm trước, và được sắc phong bốn chữ THIÊN CỔ ANH HÙNG; nay cụ ông vẫn đau đáu mong cụ bà. Mình là con, chưa làm trọn nguyện vọng của cụ, áy náy lắm thay. Ai giúp được chuyện đó bây giờ?...Cầu trời gặp được người thông cảm!”
Quả thật đây là chuyện “lạ đời” ở xứ CHXHCN Việt Nam. Hiếm có cặp vợ chồng cách mạng cộng sản tiền bối nào mà hai người cùng được tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, vậy mà lại cố thoát ra!
“Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ nằm ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1956, đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật nổi tiếng là cán bộ chính trị cấp cao là Ủy viên Trung ương Đảng trở lên bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu; các tướng lĩnh công an, quân đội; anh hùng lực lượng vũ trang”... (https://vi.wikipedia.org/.../Ngh%C4%A9a_trang_Mai_D%E1%BB...).
Nghe nói để được chôn cất ở nghĩa trang Mai Dịch phải được Ban Tổ chức trung ương ĐCSVN xét duyệt, cân nhắc kỹ lắm. “Có vấn đề" như cụ Trần Xuân Bách vẫn được “ưu tiên" chôn cất ở Mai Dịch; nhưng lão tướng Trần Độ lại không những không được an táng ở Mai Dịch, mà điếu văn còn nêu ra “khuyết điểm”, khiến gây phẫn nộ tại tang lễ Cụ… Lại nghe thiên hạ đồn, mộ của Lê Đức Thọ để ở Mai Dịch mà không yên, nên gia đình phải bí mật di chuyển đi nơi khác (?).
Mối tình Nguyễn Trọng Vĩnh - Lê Thị Ban ly kỳ từ những ngày hoạt động bí mật trước cách mạng 1945, thơ mộng hơn cả tiểu thuyết.
“Lê Thị Ban, tên thật là Lê Thị An, 14 tháng 7 năm 1920 – 27 tháng 9 năm 2010, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 70 năm và Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Bà là phu nhân của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh” (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%E1%BB%8B_Ban).
Cứ tưởng rằng hai vợ chồng Cùng tiêu chuẩn Mai Dịch là tuyệt vời nhất rồi, nhưng Cụ Vĩnh cuối đời đã viết hàng 100 bài phê phán những sai lầm, thối nát của ĐCSVN và dặn không chôn Cụ tại Mai Dịch! Hãy để cụ an nghỉ tại một nghĩa trang nhân dân nào đó và đưa Cụ Bà về cùng.
Các con và thân hữu đã tìm được một nơi hẳn là hợp ý Cụ. Nơi đó là một mảnh đất chừng 40m2, gần Lăng mộ Thám Hoa Giang Văn Minh, ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Con cháu đã xây hai ngôi mộ của hai Cụ bên nhau, nhưng nay Cụ Ông vẫn cô đơn, mong đợi Cụ bà về cùng… Chị Nguyên Bình đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xin cho Cụ Bà rút khỏi Mai Dịch, nhường chỗ cho đồng chí khác, để về với Cụ Ông, nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Có anh em bảo, cứ bí mật rước Cụ Bà đi là xong, chẳng cần xin xỏ ai. Nhưng chị Bình bảo không được, việc này phải làm cho đàng hoàng chứ. Và bây giờ chị kêu gọi: Có ai có thẩm quyền, có động lòng cảm thông, giúp cho Cụ Bà thoát khỏi Mai Dịch để về bên Cụ Ông!?
“Phong trào thoái Mai Dịch" có lẽ bắt đầu từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuối đời, Cụ Giáp đã nhất quyết thoát ra khỏi Mai Dịch, tìm nơi an nghỉ cuối cùng của mình tại quê hương: ở Vũng Chùa Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Sau đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang, TBT Đỗ Mười cũng “goodby" Mai Dịch, tìm về an nghỉ nơi quê nhà.
Còn các quan chức cao cấp ở phương Nam, lúc đương chức tại Hà Nội, nhưng về hưu thì không ai dại gì lại mơ tưởng đến Mai Dịch! Câu chuyện Mai Dịch cũng cho thấy chiều hướng tâm tư của hàng ngũ cao cấp trong ĐCSVN ra sao.
TÓM LAI, đã dính mắc vào ĐCSVN là rắc rối. Lúc sống phải thực hiện 19 Điều cấm đảng viên không được làm (nhưng thực ra các đồng chí cứ mần chui, đừng để lộ là ok)! (https://www.vksndtc.gov.vn/.../quy-dinh-so-47-qdtw-ve...).
Riêng TBT Nguyễn Phú Trọng thì có thể làm trái Điều lệ Đảng, Điều cấm số 1, ngay giữa ĐH XIII, vì ĐH cho phép “trường hợp đặc biệt"!
Lúc chán Đảng, muốn thoát ra cũng không đơn giản, phải tìm nhiều cách, rồi chọn cách nào cho an toàn. Lúc chết rồi, mà tang lễ cũng phải duyệt, như Lão tướng Trần Độ, trên vòng hoa không được đề chữ “Vô cùng thương tiếc", chỉ được đề “Kính Viếng…”!
Trường hợp đảng viên lão thành Lê Đình Kình, 56 tuổi đảng chưa từng bị kỷ luật mà bị Đảng giết chết ghê rợn, thảm khốc biết chừng nào! Trong đám tang, công an chen đầy, cấm không ai được chụp ảnh, ghi hình; tiền phúng viếng bị giữ lại; ai đến thăm viếng bị ngăn chặn, đe dọa, bị ghi hình...
Còn trường hợp Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, hai Cụ mất rồi, mộ ở hai nơi, muốn về với nhau, Đảng cũng khó như vậy đấy. Chị Bình hãy làm đơn lên TBT Nguyễn Phú Trọng xin đây là “trường hợp đặc biệt", chắc ông Trọng cảm thông, vì ông đã trải nghiệm thế nào là “trường hợp đặc biệt" mà trót lọt rồi.
Ngày 05/2/2021
MVT
Dinh Dung, Hoi Osolomio Phan Cường và 76 người khác
5 bình luận
6 lượt chia sẻ

  XIN CHO CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÀ “TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT"! Mạc Văn Trang Chị Nguyễn Nguyên Bình sau khi đi tảo mộ cha - Lão tướng, nhà Ng...